Tin tức

Nhập Khẩu Song Song Và Quy định Liên Quan Của Pháp Luật Việt Nam

NHẬP KHẨU SONG SONG VÀ QUY ĐỊNH MỚI NHẤT CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Nhập khẩu song song là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Cùng với các hàng hóa nhập khẩu bởi đại lý chính thức hay nhà phân phối độc quyền luôn tồn tại các hàng hóa nhập khẩu song song bởi các chủ thể thương mại khác, từ đó tạo ra sự cạnh tranh về giá cả, một thị trường hàng hóa đa dạng. Vậy nhập khẩu song song là gì và hành vi này có vi phạm quy định pháp luật Việt Nam, mời bạn đọc cùng Nacilaw tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

  1. Khái niệm nhập khẩu song song

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 thông tư số: 37/2011/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp: Nhập khẩu song song là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.

Nhập khẩu song song ảnh 1

Hiểu đơn giản, nhập khẩu song song là việc nhập khẩu hàng hoá chính hiệu của một nhà sản xuất được đưa ra thị trường nước ngoài vào thị trường nội địa song song với kênh phân phối chính thức của chính nhà sản xuất đó.

Các chủ thể tồn tại trong nhập khẩu song song:

  • Chủ sở hữu sản phẩm mang quyền sở hữu trí tuệ (nhà sản xuất);
  • Nhà kinh doanh được uỷ quyền (Đại lý, nhà phân phối độc quyền);
  • Nhà kinh doanh không được uỷ quyền (nhà nhập khẩu song song).

Để bạn đọc hiểu hơn về hành vi nhập khẩu song song, Nacilaw xin cung cấp một số ví dụ cụ thể:

  • Công ty A là chủ Bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm X đang được bảo hộ tại Việt Nam. Công ty A ủy quyền cho đại lý của mình là Công ty B tại Việt Nam được phép nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm X tại Việt Nam. Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm X do Công ty A sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A và Công ty B.

(Công ty C được gọi là nhà nhập khẩu song song đã thực hiện hành vi nhập khẩu song song)

  • Công ty A là chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Y đang được bảo hộ cho kiểu dáng sản phẩm G tại Việt Nam. Công ty A cấp li-xăng cho Công ty B để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại Việt Nam, đồng thời cấp li-xăng cho Công ty C để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại nước khác. Công ty D mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y do Công ty C sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A, Công ty B và Công ty C.

(Công ty D được gọi là nhà nhập khẩu song song đã thực hiện hành vi nhập khẩu song song)

  • Công ty A là chủ nhãn hiệu Z được bảo hộ cho sản phẩm T tại nước ngoài. Công ty A thành lập chi nhánh là Công ty B tại Việt Nam và đồng ý cho Công ty B nộp đơn đăng ký và đứng tên chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Z cho sản phẩm T tại Việt Nam. Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm T mang nhãn hiệu Z do Công ty A sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A và Công ty B.

(Công ty C được gọi là nhà nhập khẩu song song đã thực hiện hành vi nhập khẩu song song)

  1. Cơ sở phát sinh nhập khẩu song song

Xét từ góc độ kinh tế: Đó là sự chênh lệch về giá –  sự khác biệt về giá giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu hàng hoá.

Yếu tố cơ bản dẫn đến sự khác biệt giá sản phẩm giữa các nước là chi phí sản xuất, phân phối, sự dao động về giá trị tiền tệ cũng như pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, mỗi nhà sản xuất hoặc nhà phân phối sẽ thiết lập những mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm của mình đối với từng thị trường khác nhau. Lúc này, hàng hóa có xu hướng chuyển từ nước có giá bán thấp đến nước có giá bán cao và các nhà kinh doanh có thể thu được lợi nhuận bằng cách nhập khẩu hàng hoá từ thị trường có giá thành thấp và cạnh tranh song song với các kênh phân phối chính thức nội địa, từ đó tạo ra hiện tượng nhập khẩu song song.

Xét từ góc độ pháp lý: Nhập khẩu song song được phát sinh theo cơ chế hết quyền sở hữu trí tuệ.

Thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ là khái niệm bắt nguồn từ thuyết hết quyền. Thuyết này xác định giới hạn cho quyền SHTT mang tính độc quyền và cân bằng giữa bảo hộ quyền SHTT với đảm bảo sự lưu thông của thị trường cũng như duy trì cạnh tranh lành mạnh; cân bằng giữa bảo vệ lợi ích của chủ thể nắm giữ quyền SHTT với lợi ích của người tiêu dùng.

Thuyết hết quyền (the exhaustion doctrine/the first sale doctrine): Khi sản phẩm mang đối tượng sở hữu trí tuệ được đưa ra thị trường bởi chính chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ hoặc với sự đồng ý của chủ thể này, chủ thể nắm giữ quyền không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối và khai thác thương mại sản phẩm. 

Ví dụ: Sau khi bán một đôi giày mang nhãn hiệu Gucci, quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phân phối và khai thác thương mại của hãng Gucci đối với đôi giày này không còn nữa. Có nghĩa là: Công ty không có quyền ngăn cản khách hàng đi giày, tặng hay bán đôi giày này cho người khác. Theo đó, các nhà nhập khẩu có quyền nhập khẩu song song và bán sản phẩm trong thị trường nội địa mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu.

Cơ chế hết quyền: Việc hết quyền này sẽ “hết” trong một phạm vi nhất định hoặc không giới hạn. Việc áp dụng cơ chế hết quyền thể hiện sự phù hợp với chế độ kinh tế và hệ thống pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, nhập khẩu song song có được thừa nhận hay không sẽ phụ thuộc vào cơ chế hết quyền mà nước nhập khẩu áp dụng.

Cơ chế hết quyền gồm 3 hình thức:

Nhập khẩu song song ảnh 2

  1. Tính chất pháp lý của nhập khẩu song song tại Việt Nam

Việt Nam là một đất nước đang phát triển với xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu toàn diện và sâu rộng. Các chính sách thương mại và hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn. Đối với hoạt động nhập khẩu song song, Việt Nam đã có các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ thể hiện quan điểm công nhận theo cơ chế hết quyền quốc tế.

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022, có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đã quy định những điểm mới có tính chất cụ thể hóa về hành vi nhập khẩu song song. Cụ thể:

Điểm b Khoản 2 Điều 125 “Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp” quy định:

“2. Chủ sở hữu đối tợng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây:

b) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm do Chủ sở hữu, người được chuyển quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu cong nghiệp theo quy định của Luật này đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài”

Quy định này đã được sửa đổi, cụ thể hóa hơn so với quy định của Điểm b Khoản 2 Điều 125 Luật SHTT trước đó.

Khoản 3 Điều 20 “Quyền tác giả” quy định:

“3. Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:

a)Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này;sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giảthực hiệnhoặc cho phép thực hiện việc phân phối.
Đây là một quy định mới nổi bật của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, từ đó khẳng định việc thừa nhận hoạt động nhập khẩu song song đối với quyền tác giả.

Khoản 2 Điều 10 thông tư số: 37/2011/TT-BKHCN quy định:

“Điều 10. Nhập khẩu song song

  1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi nhập khẩu song song không bị xử phạt vi phạm hành chính.

 

MẪN HOA

(Legal Consultant)

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button