Tin tức

Sở hữu trí tuệ trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) (Phần 2)

Sở hữu trí tuệ trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) (Phần 2)

EVFTA đang được đánh giá là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Tuy vậy, EVFTA cũng đặt ra không ít yêu cầu đặc biệt là trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ đặc biệt là quyền tác giả và quyền liên quan với các điều kiện cụ thể hơn:

Các bên khi tham gia vào EVFTA phải gia nhập Hiệp ước của WIPO và quyền tác giả và Hiệp ước của WIPO về cuộc biểu diễn và bản ghi âm được thông qua tại Giơ-ne-vơ ngày 20 tháng 12 năm 1996. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành các thủ tục gia nhập 02 Hiệp ước này.

Khi EVFTA có hiệu lực, Tác giả và người biểu diễn có quyền độc quyền đối với tác phẩm của mình kể từ thời điểm sáng tạo ra tác phẩm đó. Vụ thể, mỗi Bên phải cho phép tác giả có độc quyền cho phép hoặc cấm “việc sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào một phần hoặc toàn bộ tác phẩm của mình”.Đối với vấn đề này, pháp luật Việt Nam cũng có quy định phù hợp tại Điều 20, khoản 6 Điều 28 của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 1 Điều 3 của Nghị định 22/2018/NĐ-CP, theo đó Luật Việt Nam định nghĩa Bản sao của tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Việc sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Các quyền độc quyền của người biểu diễn cùng có các quy định tương ứng, Luật SHTT Việt Nam cũng đã đáp ứng được các quy định của EVFTA cơ bản gồm các quyền như (i) định hình cuộc biểu diễn; (ii) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình; (iii) phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình; (iv) phân phối đến công chúng cuộc biểu  diễn của mình qua hình thức bán, cho thuê hoặc chuyển giao quyền sở hữu.

NACI LAW

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Số điện thoại: +84. 9789 38 505

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: +84. 977 305 787

Văn phòng Bắc Giang: Lô 12, liền kề 37, Khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang

Số điện thoại: +84. 8191 81 116

Văn phòng Hàn Quốc: 21-15, Dongnam-ro 9 gil, Songpa-gu, Seoul, Korea

Số điện thoại: 0904 537 525

Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:

  1. Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
  2. Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
  3. Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
  4. Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.

 

 

 

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button