Tư vấn doanh nghiệp

Max Bender 3rnvnno7avy Unsplash

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Mục đích thành lập doanh nghiệp: Theo định nghĩa được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Có thể thấy rằng, mục đích chính của việc thành lập doanh nghiệp là kinh doanh tạo ra lợi nhuận Bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp được thành lập nhằm mục tiêu xã hội, văn hóa hay giáo dục…

 

Lợi ích của thành lập doanh nghiệp: Thành lập doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích trên nhiều phương diện khác nhau, có thể kể đến như:

Khi đăng ký danh nghiệp để hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp được Nhà nước công nhận, được pháp luật bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên/cổ đông được quy định rõ ràng, hạn chế tranh chấp xảy ra; được hưởng ưu đãi đầu tư, ưu đãi doanh nghiệp đối với những trường hợp cụ thể; được hỗ trợ, tạo điều kiện vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh;

Dễ dàng trong việc huy động vốn, mở rộng quy mô kinh doanh cũng như quảng bá thương hiệu tới công chúng từ đó tạo lập được niềm tin đối với khách hàng, đối tác;

Có thể xuất hóa đơn hợp pháp cho khách hàng, được khấu trừ thuế;

Mở rộng cơ hội được phát triển kinh nghiệm, kỹ năng và bản lĩnh trong kinh doanh;

Doanh thu của doanh nghiệp có đóng góp thêm nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước;

Doanh nghiệp tạo ra việc làm cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc gia;

 

Cách thức thành lập doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp quy định, việc thành lập doanh nghiệp được người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp thực hiện với Cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua 1 trong 3 phương thức sau:

Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Trong đó, đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy. Đây cũng được coi là phương thức được ưu tiên áp dụng nhiều trong thời buổi công nghệ 4.0, giúp giảm tải được nhiều chi phí, thời gian thực hiện thủ tục.

 

Thời gian thành lập doanh nghiệp: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì sẽ thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

 

Chi phí thành lập doanh nghiệp: người thành lập doanh nghiệp sẽ cần nộp phí đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng. Trường hợp người thành lập doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông qua đơn vị dịch vụ sẽ phát sinh thêm phí dịch vụ.

Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button