Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể ( quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009). Cụ thể, chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa như từ ngữ, dấu hiệu, hình ảnh để chỉ một khu vực, một địa phương, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ mà hàng hóa đó được sản xuất ra từ đó ví dụ như: Gốm sứ Bát Tràng, Nước mắm Phú Quốc,…
Khác với nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. Còn đối với chỉ dẫn địa lý quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức sản xuất hay cơ quan hành chính địa phương.
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước, Nhà nước cho phép các chủ thể sau được quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý: Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; Tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó; Cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Như vậy, người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
Để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 79 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009):
“1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định”
Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm những tài liệu liên quan sau:
+ Tài liệu bắt buộc cần phải có:
- Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý được làm theo mẫu do Cục SHTT ban hành;
- Viết bản mô tả tính chất/ chất lượng đặc thù và/ hoặc danh tiếng của sản phẩm;
- Bản đồ khu vực địa lý tương tự với chỉ dẫn địa lý;
+ Tài liệu khác (nếu có):
- Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp hồ sơ thông qua ủy quyền);
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ trên, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được xem xét theo trình tự sau: Đầu tiên, thẩm định hình thức nếu không có sai sót sẽ là 01 tháng, tiếp theo sẽ công bố đơn trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, cuối cùng là thẩm định nội dung 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Như vậy, trong thời hạn từ 9 tháng kể từ ngày nộp đơn nếu không gặp bất cứ sự phản đối nào cũng như đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505.
Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525.
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
- Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
- Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
- Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
- Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.