Kiến thức pháp luật

Tra cuu nhan hieu dang ky so huu tri tue

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc bảo vệ thương hiệu là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế. Tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng được bảo hộ, tra cứu còn giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và tránh rủi ro pháp lý trong tương lai. Cùng NaciLaw tìm hiểu chi tiết hơn về các bước tra cứu nhãn hiệu trong bài viết này.

1. Tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ là gì?

Tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ là quá trình kiểm tra, tìm hiểu thông tin về các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Mục đích chính của việc tra cứu này là đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mà doanh nghiệp dự định đăng ký, đồng thời phòng tránh những xung đột pháp lý có thể xảy ra.

Quy trình tra cứu nhãn hiệu giúp doanh nghiệp xác định nhãn hiệu của mình có trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên khác hay không. Đây là cách hiệu quả để phòng tránh nguy cơ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, dù là do vô tình hay cố ý.

Chính vì vậy, tra cứu nhãn hiệu là bước cần thiết để doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro pháp lý và tránh các tranh chấp không đáng có với các thao tác đơn giản và mức chi phí thấp. Những doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường Việt Nam nên chủ động rà soát thông tin liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của mình để bảo vệ thương hiệu và quyền lợi một cách hiệu quả.

Tra cuu nhan hieu dang ky so huu tri tue (5)
Kiểm tra và tra cứu nhãn hiệu

2. Vì sao cần tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký?

Trước khi đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần tra cứu nhãn hiệu nhằm mục đích:

  • Đánh giá khả năng bảo hộ: Giúp xác định nhãn hiệu có khả năng được cấp văn bằng hay không. Qua đó tránh trường hợp nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Giúp doanh nghiệp, cá nhân tránh tốn công sức và chi phí nộp đơn cho một nhãn hiệu không khả thi.
  • Hỗ trợ xây dựng chiến lược thương hiệu:  Doanh nghiệp hiểu rõ môi trường sở hữu trí tuệ, từ đó điều chỉnh chiến lược phát triển, tránh chọn tên gọi, hình ảnh dễ gây nhầm lẫn với thương hiệu khác, bảo vệ quyền lợi và tạo sự nhận diện độc đáo.
  • Kiểm tra thông tin nhãn hiệu sau khi được cấp: Đảm bảo thông tin cấp văn bằng khớp với dữ liệu lưu trữ trên hệ thống của Cục sở hữu trí tuệ.

3. Các phương pháp tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ phổ biến

Việc tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ là bước thiết yếu trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ, nhằm đánh giá khả năng bảo hộ và tránh trùng lặp, vi phạm pháp lý. Hiện nay, có nhiều phương pháp tra cứu khác nhau, từ nền tảng trực tuyến đến dịch vụ chuyên sâu, bao gồm:

Tra cứu trên Thư viện số về sở hữu công nghiệp (IPLIB, WIPO Publish)

WIPO Publish là công cụ tra cứu trực tuyến do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam phát triển. Nền tảng này được cập nhật dữ liệu hàng tháng, hỗ trợ tìm kiếm thông tin liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

Ưu điểm:

  • Giao diện hiện đại, dễ sử dụng và truy cập miễn phí.
  • Hệ thống cung cấp hai chế độ tra cứu: cơ bản và nâng cao.
  • Cho phép cá nhân hóa các trường tìm kiếm theo nhu cầu của người dùng.

Các trường tra cứu mặc định gồm: số đơn, nhãn hiệu, chủ đơn, phân loại Nice. Người dùng có thể mở rộng thêm các trường khác bằng cách chọn biểu tượng ô vuông trên giao diện. Sau khi lựa chọn, các trường bổ sung sẽ hiển thị giúp tối ưu kết quả tra cứu.

Đây là phương pháp lý tưởng để tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, hỗ trợ cá nhân, tổ chức kiểm tra nhanh chóng các thông tin về đơn đăng ký, tình trạng bảo hộ, tên chủ sở hữu, phân loại nhóm sản phẩm, hình ảnh mẫu nhãn hiệu...

Tra cứu trên các trang của Cục Sở hữu trí tuệ và Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ

Ngoài WIPO Publish, người dùng có thể tra cứu qua các cổng dữ liệu do Cục Sở hữu trí tuệ (IP Vietnam) và Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (VIPRI) quản lý:

Các kênh tra cứu chính:

  • Website Cục SHTT: https://www.ipvietnam.gov.vn/ 
  • Hệ thống thư viện điện tử IPLib của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ
  • Trung tâm thông tin Khoa học Công nghệ TP.HCM: Cung cấp dữ liệu về các nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận.

Nội dung dữ liệu tra cứu bao gồm:

  • Tên nhãn hiệu, số đơn, ngày nộp đơn, số văn bằng
  • Tên và địa chỉ chủ sở hữu
  • Nhóm sản phẩm/dịch vụ, phân loại hình
  • Tình trạng pháp lý (gia hạn, sửa đổi, chuyển nhượng...)
  • Hình ảnh logo, nếu có

Cơ sở dữ liệu này rất hữu ích khi cần đối chiếu nhãn hiệu đã được cấp từ năm 1984 đến năm 2001. Tuy nhiên, không bao gồm các nhãn hiệu được bảo hộ theo Thỏa ước Madrid.

Tra cuu nhan hieu dang ky so huu tri tue (4)
Tra cứu trên trang chủ của Cục sở hữu trí tuệ

Tra cứu qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

Nếu bạn muốn tra cứu chuyên sâu và có phân tích đánh giá pháp lý, các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là lựa chọn đáng cân nhắc.

Ưu điểm:

  • Được thực hiện bởi chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm tra cứu và đăng ký.
  • Độ chính xác cao, đánh giá rủi ro trùng lặp một cách toàn diện.
  • Có thể phân tích khả năng bị từ chối đăng ký, từ đó điều chỉnh nhãn hiệu phù hợp.

Tuy nhiên, phương pháp này có thu phí và phù hợp với doanh nghiệp hoặc tổ chức có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu nghiêm túc, chuyên nghiệp.

Tra cứu quốc tế qua hệ thống WIPO và ASEAN TMView

Khi có kế hoạch mở rộng thị trường ra nước ngoài, doanh nghiệp nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu ở cấp độ quốc tế để tránh bị xâm phạm hoặc trùng lặp tại các quốc gia khác.

Các công cụ hỗ trợ chính:

  • WIPO Global Brand Database: Cho phép tra cứu nhãn hiệu tại hơn 50 quốc gia, bao gồm Việt Nam.
  • ASEAN TMView: Tra cứu thông tin nhãn hiệu tại các quốc gia trong khối ASEAN.

Ưu điểm:

  • Nguồn dữ liệu phong phú, cập nhật từ các cục SHTT quốc gia.
  • Dễ dàng so sánh, đối chiếu thông tin nhãn hiệu đã đăng ký ở nhiều thị trường.

Tuy nhiên, ngôn ngữ hiển thị chủ yếu là tiếng Anh, nên cần có kỹ năng tra cứu hoặc sử dụng dịch vụ hỗ trợ từ chuyên gia.

4. Quy trình tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ

4.1. Tra cứu trực tuyến qua hệ thống Wipo

Bước 1: Truy cập website tra cứu

  • Truy cập địa chỉ: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn
  • Đây là trang web chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Tra cuu nhan hieu dang ky so huu tri tue (1)
Vào trang chủ Cục sở hữu trí tuệ

Bước 2: Nhập thông tin tra cứu 

Đối với nhãn hiệu đã đăng ký, người dùng cần nhập thông tin vào các trường:

  • Tên nhãn hiệu cần tìm kiếm
  • Thông tin người đại diện đã đăng ký
  • Thông tin người nộp đơn đăng ký

Đối với nhãn hiệu có khả năng trùng lặp, cần nhập:

  • Tên nhãn hiệu hoặc thương hiệu cần tìm kiếm
  • Nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ cần tìm kiếm
  • Thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ theo loại hình nhãn hiệu
Tra cuu nhan hieu dang ky so huu tri tue (2)
Nhập từ khóa cần tìm (tên nhãn hiệu) vào ô “Từ khóa”

Bước 3: Thực hiện tra cứu và phân tích kết quả

  • Nhấn nút "Tìm Kiếm" để hiển thị kết quả
  • Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin hiển thị
  • Nhấn vào "Số đơn" để xem chi tiết thông tin nhãn hiệu

Lưu ý: Kết quả tra cứu chỉ mang tính tham khảo và thường chỉ chính xác khoảng 50-60% do dữ liệu của Cục Sở Hữu Trí Tuệ không được cập nhật trong vòng 3 tháng tính từ ngày nộp đơn.

Tra cuu nhan hieu dang ky so huu tri tue (6)
Kết quả hiển thị, nhấn vào “số đơn” để xem chi tiết

4.2. Tra cứu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ

Nếu cá nhân, tổ chức không muốn thực hiện tra cứu nhãn hiệu trực tuyến, bạn có thể đến Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và thực hiện tra cứu  trực tiếp cùng chuyên viên tại đây. Để thực hiện tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu, bạn cần ủy quyền cho tổ chức, đơn vị chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ, hợp tác với chuyên gia để nộp hồ sơ tra cứu.

Chuyên viên sẽ tra cứu trực tiếp trên hệ thống dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Phương pháp này giúp cá nhân và tổ chức yên tâm về độ chính xác cao, lên đến 90%, của kết quả tra cứu.

Lưu ý: Tra cứu trực tiếp sẽ phát sinh chi phí tra cứu.

5. Đánh giá kết quả và xử lý tình huống trùng lặp

Khi thực hiện tra cứu, doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố:

  • Tên nhãn hiệu: Kiểm tra mức độ trùng lặp về mặt từ ngữ
  • Hình ảnh: So sánh thiết kế logo, màu sắc, font chữ
  • Nhóm sản phẩm: Xác định xem có cùng lĩnh vực kinh doanh hay không
  • Thời gian đăng ký: Ưu tiên cho nhãn hiệu đăng ký trước
Tra cuu nhan hieu dang ky so huu tri tue (3)
Phân tích các yếu tố về màu sắc, logo

Về cơ bản, khi tra cứu nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ gặp hai trường hợp dưới đây:

  • Trường hợp trùng hoặc tương tự: Doanh nghiệp nên cân nhắc thay đổi tên nhãn hiệu, điều chỉnh thiết kế logo, thay đổi nhóm sản phẩm/dịch vụ và tham khảo ý kiến luật sư chuyên ngành.
  • Trường hợp không trùng lặp: Doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục đăng ký, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

6. Những lưu ý pháp lý khi tra cứu và đăng ký nhãn hiệu

Dưới đây là một số lưu ý doanh nghiệp cần nắm rõ khi tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ.

  • Dữ liệu không cập nhật theo thời gian thực: Cơ sở dữ liệu công khai có thể chưa hiển thị đơn nộp gần nhất.
  • Phân loại sai nhóm sản phẩm sẽ dẫn đến bị từ chối: Tra cứu phải đúng theo bảng phân loại Nice quốc tế (hiện tại gồm 45 nhóm).
  • Tra cứu không đảm bảo 100% kết quả đăng ký: Vì nhiều yếu tố khác như hình thức trình bày, đánh giá của chuyên viên thẩm định...
  • Nên sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu: Với các nhãn hiệu quan trọng, bạn nên nhờ các tổ chức đại diện thực hiện để có đánh giá toàn diện.
  • Tài liệu nộp đơn cần chính xác: Tên người nộp, địa chỉ, phân nhóm, logo thể hiện cần thống nhất.
  • Tham khảo luật sư hoặc chuyên gia sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp tham khảo ý kiến chuyên gia sở khi nhãn hiệu có yếu tố đặc biệt như biểu tượng độc đáo hoặc ngôn ngữ nước ngoài (tiếng trung, tiếng anh,...), có yếu tố văn hóa hoặc pháp lý liên quan.

7. Các câu hỏi thường gặp về tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ

Có thể đăng ký slogan đi kèm logo không?

Có. Slogan có thể được tích hợp vào phần thiết kế logo và đăng ký chung với nhãn hiệu.

Nhân viên đi nộp hồ sơ có cần giấy ủy quyền không?

Không cần nếu hồ sơ đã có chữ ký và đóng dấu hợp lệ từ chủ đơn.

Ký tên trong hồ sơ đăng ký bằng cách nào?

Bắt buộc ký bằng bút mực (không đánh máy), thể hiện ý chí chủ đơn.

Chuyển khoản phí qua internet banking cần giấy tờ gì?

Chỉ cần in hình ảnh chuyển khoản thành công và nộp kèm theo hồ sơ giấy.

Nếu hồ sơ bị từ chối có được hoàn lệ phí không?

Không. Lệ phí đã nộp sẽ không được hoàn lại dù đơn bị từ chối.

Hộ kinh doanh cá thể nên đăng ký tên cá nhân hay tên hộ?

Nếu bạn có kế hoạch chuyển sang công ty, nên đăng ký tên cá nhân để tiện chuyển đổi sau này.

Thời gian từ khi nộp đến khi được cấp văn bằng là bao lâu?

Từ 18 đến 36 tháng, tùy thuộc vào mức độ phức tạp và tiến độ xử lý của Cục SHTT.

Có cách nào rút ngắn thời gian xét duyệt không?

Không có cách chính thức. Trừ khi có sự can thiệp của các bên dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ như Nacilaw.

Cục SHTT có cấp giấy chứng nhận tạm thời không?

Hiện tại, không có chính sách cấp văn bằng tạm thời trong thời gian chờ xét duyệt.

Việc tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ là một bước quan trọng, không thể bỏ qua nếu bạn muốn thương hiệu của mình được bảo vệ một cách hợp pháp và hiệu quả. Trước khi nộp đơn, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mình sở hữu. Nếu bạn muốn đảm bảo kết quả tra cứu chính xác, đầy đủ và được hỗ trợ pháp lý chuyên sâu, hãy để NaciLaw đồng hành cùng bạn trong toàn bộ quá trình từ tra cứu đến đăng ký.

Liên hệ ngay với NaciLaw để được tư vấn chi tiết:

  • Địa chỉ: Tầng 04, Toà nhà Stellar Garden, số 35 Lê Văn Thiêm, Phường Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
  • Hotline: 097.893.8505
  • Website: https://nacilaw.com
Facebook messengerFacebook messenger
Call Now Button